Trong Luật thương mại 2005 không có khái niệm hợp đồng thương mại, nhưng có thể hiểu hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của hành vi thương mại
I. Khái quát về hợp đồng thương mại điện tử
1. Hợp đồng thương mại là gì?
Trong Luật thương mại 2005 không có khái niệm hợp đồng thương mại, nhưng có thể hiểu hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại.
2. Hợp đồng điện tử là gì?
Điều 33 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định về khái niệm hợp đồng điện tử như sau:
Điều 33. Hợp đồng điện tử
Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.
Như vậy, hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Trong đó, phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.
Giao kết hợp đồng điện tử là sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng. Lúc này, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng hợp đồng truyền thống.
3. Vậy hợp đồng thương mại điện tử được hiểu như thế nào?
Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử cũng như pháp luật của nhiều nước trên thế giới không đưa ra định nghĩa về hợp đồng thương mại điện tử mà thường chỉ đưa ra quy định thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng được xác lập thông qua các phương tiện điện tử.
Hợp đồng được xác lập thông qua phương tiện điện tử được hiểu tương đối thống nhất trong quy định của pháp luật các nước. Đây là hợp đồng được ký kết thông qua việc sử dụng những phương tiện truyền các thông điệp dữ liệu. Các hợp đồng này được gọi chung là hợp đồng điện tử. Như vậy, hợp đồng thương mại điện tử được hiểu như sau:
Hợp đồng thương mại điện tử là hợp đồng thương mại được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật Giao dịch điện tử.
II. Giá trị pháp lý của hợp đồng thương mại điện tử
Điều 34 Luật giao dịch điện tử 2005 quy định về giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử như sau:
Điều 34. Thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử
Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 14 Luật này cũng quy định rằng:
Điều 14. Thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ
1. Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu.
2. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.
Như vậy, từ 2 quy định trên của Luật giao dịch điện tử 2005, có thể kết luận rằng, hợp đồng thương mại điện tử được pháp luật công nhận tính pháp lý và được sử dụng làm chứng cứ trong trường hợp một trong hai bên không thực hiện hợp đồng hoặc vi phạm điều khoản của hợp đồng khi hợp đồng thương mại điện tử đảm bảo được các điều kiện dưới đây:
- Thứ nhất: Nội dung của hợp đồng thương mại điện tử bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng thông điệp hoàn chỉnh (thông điệp chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu).
- Thứ hai: Nội dung của thông điệp dữ liệu trong hợp đồng thương mại điện tử có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết (thông điệp dữ liệu có thể mở được, đọc được, xem được bằng phương pháp mã hoá hợp pháp đảm bảo độ tin cậy mà các bên thỏa thuận với nhau).
III. Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử
Hợp đồng thương mại điện tử chính là một hợp đồng thương mại. Do đó, hợp đồng thương mại điện tử có những đặc điểm cơ bản của hợp đồng thương mại. Tuy nhiên, do được xác lập thông qua các phương tiện điện tử, nên hợp đồng thương mại điện tử có một số đặc điểm sau:
✅Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử | |
✅Chủ thể hợp đồng |
|
✅Hiệu lực hợp đồng |
|
✅Giao kết hợp đồng |
|
✅Đối tượng hợp đồng |
|
✅Hình thức hợp đồng |
|
✅Nội dung hợp đồng |
|
IV. Vai trò, lợi ích của hợp đồng thương mại điện tử
Từ thực tiễn việc thực hiện giao kết hợp đồng thương mại điện tử cho thấy vai trò rất lớn của hình thức hợp đồng này đối với các doanh nghiệp, tạo nền tảng cho sự thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia. Vai trò của việc thực hiện ký kết hợp đồng thương mại điện tử được thể hiện thông qua các lợi ích dưới đây:
Lợi ích của hợp đồng thương mại điện tử | |
Ký kết linh hoạt, mọi lúc mọi nơi |
|
Tiết kiệm chi phí, thời gian |
|
Giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh |
|
V. Các tranh chấp thường gặp đối với hợp đồng thương mại điện tử và cách xử lý
1. Các tranh chấp hợp đồng thương mại điện tử thường gặp
Tranh chấp thường gặp nhất trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại điện tử là tranh chấp giữa thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng và cung cấp dịch vụ với khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Rủi ro của thương mại điện tử là các rủi ro đã tồn tại trong thương mại truyền thống cộng thêm yếu tố “điện tử”, bởi tính chất xuyên không gian, xuyên biên giới khi thực hiện giao dịch. Vì vậy, chúng ta phải đề phòng các trường hợp rủi ro có thể xảy ra.
Những bất cập chủ yếu dẫn đến tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử bao gồm:
- Thiếu nhất quán trong quy định đối với thông điệp dữ liệu định dạng, thiếu quy định về xác thực danh tính điện tử.
- Nhiều quy định chưa rõ ràng về giá trị pháp lý, giá trị chứng cứ, thiếu quy định về giao kết hợp đồng điện tử giữa các đơn vị khiến các rủi ro pháp lý sẽ phát sinh đối với cả ba chủ thể chính trong giao dịch. Điều này gây ra mâu thuẫn lợi ích và xảy ra tranh chấp giữa sàn thương mại điện tử, nhà cung cấp và người tiêu dùng.
2. Hướng xử lý khi xảy ra tranh chấp hợp đồng thương mại điện tử
Khi gặp các tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể xử lý theo các hướng sau:
2.1. Thương lượng
Các bên tham gia có quyền tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận nhằm loại bỏ tranh chấp mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba. Kết quả thương lượng này không có tính ràng buộc các bên.
2.2. Hòa giải
Hòa giải giữa các bên giải quyết tranh chấp sẽ có sự tham gia của bên thứ ba. Đơn vị này được giao nhiệm vụ trung gian, hỗ trợ tìm phương án giải quyết tối ưu nhất cho vụ việc. Kết quả hòa giải được các bên tự nguyện đề xuất và thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự, buộc phải có công nhận tại tòa án.
2.3. Trọng tài thương mại
Tố tụng Trọng tài khi ít nhất một bên có đơn khởi kiện. Các bên có quyền tự định đoạt thủ tục, quy trình, ngôn ngữ, luật áp dụng, địa điểm tổ chức phiên họp và trọng tài viên.
Sau quá trình làm việc, Hội đồng Trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số. Trong trường hợp biểu quyết không đạt đa số, phán quyết được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng Trọng tài. Phán quyết Trọng tài sẽ mang tính chung thẩm, có hiệu lực ngay khi ban hành, thi hành theo quy định của pháp luận về thi hành án dân sự.
2.4. Tòa án
Các bên sẽ phải tuân thủ chặt chẽ các thủ tục được quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Quá trình giải quyết tranh chấp qua nhiều cấp xét xử, bản án sơ thẩm có thể bị kháng cáo đến khi có bản án phúc thẩm. Phương thức này còn được thi hành trên phạm vi thế giới, dựa trên các hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam đã ký kết với các quốc gia.
COMMENTS