Báo cáo tài chính là tổng hợp đầy đủ về tình hình tài sản, vốn sở hữu, nợ phải trả cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính là tổng hợp đầy đủ về tình hình tài sản, vốn sở hữu, nợ phải trả cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là bản hồ sơ về tình hình sức khỏe của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể thấy được khả năng sinh lời và thực trạng tài chính. Dưới đây là cách đọc báo cáo tài chính được Cộng Đồng CEO Việt Nam tổng hợp.
Bước 1: Tham khảo ý kiến chuyên gia
Đây là bước quan trọng nhưng nhiều người lại bỏ qua bước này. Các số liệu trên báo cáo tài chính không có ý nghĩa nếu bạn không chắc chắn về tính trung thực của thông tin đó.
Nếu được, hãy xin ý kiến của chuyên gia / người có chuyên môn cao nhất về kế toán. Tương ứng với chất lượng của bộ báo cáo tài chính như sau:
- Chấp nhận hoàn
- Ngoại trừ
- Không chấp nhận
- Từ chối
Bước 2: Đọc hiểu Bảng cân đối kế toán
Cách đọc Bảng cân đối kế toán
- Liệt kê những mục lớn trong Tài sản – Nguồn vốn.
- Tính toán tỷ trọng các khoản mục này trong Tài sản và Nguồn vốn, sự thay đổi của các khoản mục tại thời điểm báo cáo.
- Ghi lại những mục chiếm tỷ trọng lớn hoặc có sự biến động lớn về mặt giá trị ở thời điểm báo cáo.
Lưu ý khi đọc Bảng cân đối kế toán
- Chúng ta phải quan tâm đến những thay đổi lớn và tỷ trọng lớn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi:
Phần lớn tài sản của doanh nghiệp tập trung ở đâu? Nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp chủ yếu từ nguồn nào?
Sự thay đổi từ những khoản mục này sẽ quan trọng hơn và thể hiện rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp hơn.
- Cách nhận diện sớm rủi ro từ bảng cân đối kế toán: Sự mất cân đối tài chính
Một trong những yếu tố quan trọng của sự cân đối tài chính là tài sản dài hạn được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn tương ứng. Để sớm nhận biết được điều này, bạn cần quan sát xu hướng biến động của Vốn lưu động thuần (NWC):
NWC = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Nếu NWC có xu hướng giảm dần và chuyển sang âm thì điều này đang báo hiệu sự xuất hiện này càng rõ rệt của mất cân đối tài chính (NWC < 0: dùng nợ ngắn hạn cho tài sản dài hạn).
Bước 3: Đọc hiểu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Cách thức đọc sẽ tương tự với Bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, bạn nên nhóm riêng doanh thu, chi phí để có thể theo dõi cụ thể sự biến động.
- Tách doanh thu và chi phí.
- Tính toán tỷ trọng của từng doanh thu trong Tổng doanh thu, tỷ trọng từng chi phí trong Tổng chi phí và sự thay đổi của chúng so với cùng kỳ.
- Quan sát sự thay đổi.
Bước 4: Đọc hiểu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Nếu bỏ qua bước này bạn sẽ rất dễ bị qua mặt bởi các báo cáo có lợi nhuận siêu khủng mà không hiểu được tính bền vững của lợi nhuận.
Cách đọc Báo cáo lưu chuyền tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được trình bày tương ứng với 3 dòng tiền.
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh:
Dòng tiền này phát sinh trong quá trình thanh toán cho nhà cung cấp, khách hàng, chi trả lãi vay,… Đây là lượng tiền mặt do doanh nghiệp làm ra chứ không phải là huy động thêm vốn đầu tư hay vay nợ.
- Dòng tiền từ hoạt động đầu tư
Bao gồm dòng tiền vào và dòng tiền ra có liên quan đến hoạt động đầu tư, mua sắm, thanh lý,… tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác.
- Dòng tiền từ hoạt động tài chính
Liên quan đến việc tăng/giảm vốn chủ sở hữu (nhận vốn góp mới, thu từ phát hành cổ phiếu, trả cổ tức cho cổ đông,…) và vay nợ (chi trả nợ gốc vay, hay vay nợ mới nhận được,…)
Lưu ý khi đọc Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Trong 3 dòng tiền nêu trên thì nhóm 2 và nhóm 3 có bản chất tăng ở hiện tại, giảm ở kỳ tương lai hoặc ngược lại.
- Trọng tâm nghiên cứu là Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh. Vì nó thể hiện khả năng tạo ra tiền trong thực tế của doanh nghiệp.
- Tiền và các khoản tương đương tiền ở thời điểm cuối kỳ có thể giảm so với kỳ trước. Điều này chưa hẳn là xấu vì doanh nghiệp đã trả các khoản vay trước đó.
- Một trong những dấu hiện thể hiện tình hình tài chính lành mạnh là dòng tiền trả cổ tức đều đặn trong dài hạn.
Bước 5: Đọc hiểu Thuyết minh báo cáo tài chính
Nội dung của bản Thuyết minh báo cáo tài chính
- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.
- Kỳ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán.
- Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng.
- Chính sách kế toán áp dụng.
- Thông tin bổ sung các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán.
- Thông tin bổ sung các khoản mục trên Báo cáo kết quả kinh doanh.
- Thông tin bổ sung các khoản mục trên Lưu chuyển tiền tệ.
Cách đọc Thuyết minh báo cáo tài chính
Phần 1: Thông tin về doanh nghiệp
Bạn cần trả lời câu hỏi sau:
- Ngành nghề hoạt động là gì?
- Doanh nghiệp hoạt động từ khi nào? Trả lời câu hỏi này giúp bạn hình dung được doanh nghiệp đang ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển.
- Các chính sách kế toán, chuẩn mực kế toán doanh nghiệp đang áp dụng ra sao?
Những thông tin này sẽ được tìm thấy ở đoạn đầu của bản Thuyết minh báo cáo tài chính.
Phần 2: Thuyết minh về các khoản mục trên báo cáo tài chính
Ở bước 2, 3, 4, chúng ta đã ghi lại những khoản mục cần lưu ý và sự thay đổi lớn so với cùng kỳ. Ở bước này, bạn sẽ thuyết minh từng khoản đó để hiểu lý do. Bạn có thể vừa đọc Thuyết minh báo cáo tài chính vừa đọc Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh.
Việc tìm hiểu về báo cáo tài chính phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Khi hiểu được báo cáo tài chính, bạn sẽ hiểu được vấn đề mà doanh nghiệp mình đang gặp phải từ đó đưa ra phương án kinh doanh tối ưu nhất góp phần hạn chế rủi ro, gia tăng lợi nhuận.
COMMENTS