Quản lý dòng tiền với 12 mẹo nhỏ !

Với doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp thực sự là yếu tố then chốt cho sự tồn tại của tổ chức.

Cho dù doanh nghiệp của bạn đang phát triển hay đang chật vật thì việc quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp một cách hiệu quả cũng là tuyệt đối quan trọng. Có thể bạn đã từng biết con số thống kê rằng có đến trên 50% số doanh nghiệp bị phá sản vẫn đang làm ăn có lãi, nhưng họ chỉ cạn tiền mà thôi.

Với doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp thực sự là yếu tố then chốt cho sự tồn tại của tổ chức.

Dưới đây là một vài mẹo nhỏ giúp các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ quản trị dòng tiền của mình một cách hiệu quả.

12 mẹo nhỏ để quản lý dòng tiền trong doanh nghiệpQuản lý dòng tiền

 
Quản lý dòng tiền doanh nghiệp

1. Bước đầu tiên là cần hiểu đúng và chấp nhận số vốn mà doanh nghiệp cần để vận hành.

Doanh nghiệp của bạn cần bao nhiêu hàng tồn kho? Bạn đang bill khách hàng đúng hạn hay chậm? Bao nhiêu tiền mặt đang bị đọng trong công việc dở dang? Khách hàng đang nợ bạn bao nhiêu? Thời gian bạn có từ lúc bạn phải trả nợ cho nhà cung cấp cho đến khi bạn thu được tiền của khách hàng là bao lâu? Tất cả những điều này sẽ hút hết tiền của bạn như mưa trên sa mạc vậy.

2. Tiếp theo, hãy đảm bảo rằng công ty có đủ tiền cho các nhu cầu vốn hoạt động của bạn.

Người ta thường nói, hãy sẵn sàng lượng tiền mặt đủ cho 3 tháng hoạt động, để phòng tình huống bất ngờ. Nghe có vẻ cổ điển là vậy, nhưng bạn nên có một số tiền dự phòng dưới hình thức tiền cá nhân hay một khoản thấu chi hoặc một khoản tín dụng. Một cách khác là giảm bớt số vốn bạn rút ra, coi như là lợi nhuận giữ lại, để có thêm nguồn vốn hoạt động bổ sung.

3. Giờ thì, hãy lên kế hoạch!

Thật không sáng sủa gì nếu bạn thấy mình cạn tiền và khó tồn tại qua được cho đến khi việc kinh doanh khá lên, nếu bạn đã chót xem xét và đồng ý một khoản vay mua thiết bị với ngân hàng dựa vào số liệu từ vài tháng trước. Hãy chuẩn bị dự báo dòng tiền cho một năm tiếp theo. Nếu bạn thấy khó dự báo được doanh thu, hãy liệt kê trước tất cả những khoản bạn phải chi, từ đó bạn sẽ biết mình cần có được doanh thu bao nhiêu để đủ trang trải chi phí. Như vậy, ít nhất bạn cũng biết mục tiêu của mình là gì.

4. Lên kế hoạch theo từng tháng.

Một cách rất dễ áp dụng là sử dụng một mẫu kế hoạch dòng tiền theo tháng để dự đoán trước xem doanh nghiệp có thể trả các khoản chi phí hàng tháng, ví dụ vào ngày 20, hay không. Với cách làm này, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy trước thời điểm nào bạn có khả năng bị thiếu tiền. Từ đó bạn có những hành động phù hợp để đảm bảo khả năng chi trả của mình, ví dụ như dời thời gian chi trả một khoản nào đó. Vấn đề được giải quyết, và cơn đau đầu của bạn cũng tan biến!

5. Xem xét số liệu và hệ thống của bạn.

Rất tiếc phải nói rằng, đây là điểm yếu phổ biến trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bạn có lỡ quên phát hành hóa đơn cho khách hàng không? Bạn phát hành hoá đơn kịp thời hay là mỗi tháng làm một lần? Bạn áp công nợ thu được vào lúc nào? Nhiều doanh nghiệp thậm chí không nắm được tổng số tiền mà khách hàng đang nợ họ và số nợ của họ với nhà cung cấp. Lần cuối mà bạn kiểm tra chi phí từ nhà cung cấp để đảm bảo là bạn không bị tính giá quá cao hoặc bị tính tiền cho hàng hoá mà bạn không nhận được là khi nào?

6. Đẩy nhanh vòng quay tiền.

Đây là khoảng thời gian giữa lúc doanh nghiệp phải trả tiền ra và lúc thu tiền về.

Ví dụ, đối với doanh nghiệp sản xuất hoặc doanh nghiệp thương mại, thời gian này có thể là 3 tháng hoặc 6 tháng. Hãy yêu cầu khách hàng đặt cọc, thanh toán thành nhiều lần, hoặc thanh toán hàng tháng.

Hãy giảm lượng hàng tồn kho, bằng cách thoả thuận thời gian giao hàng với nhà cung cấp, hoặc đàm phán thời hạn tín dụng dài hơn. Nghe nói là Dell và Amazon thậm chí còn có vòng quay tiền là số âm – sao họ làm được thế nhỉ?

7. Cải thiện doanh thu

Muốn cải thiện dòng tiền, trước hết, nhà quản trị nhất định phải cải thiện được doanh thu của công ty.
Nhiều người thường nhầm tưởng rằng, đẩy mạnh doanh thu đồng nghĩa với việc nâng cao doanh số.

Đây không hẳn là một quan điểm sai lầm nhưng đáng tiếc, nó cũng chưa hoàn toàn chính xác và thiết thực.

Cải thiện doanh thu là cách thức hiệu quả để cải thiện dòng tiền của doanh nghiệp

Trên thực tế, số lượng hàng hóa bán ra không tạo ra tác động rõ rệt tới doanh thu. Thay vào đó, việc chúng ta cần làm là tăng giá trị trung bình trên mỗi lần bán hàng.

Nói cách khác, nhà quản trị nên tính toán đến kế hoạch tăng giá bán hoặc tập trung kinh doanh những mặt hàng có giá trị cao.

8. Luôn tìm kiếm cách thức giảm chi phí

Nếu nâng cao doanh thu giúp bạn đẩy mạnh dòng tiền đầu vào thì việc giảm thiểu chi phí sẽ có tác dụng tiết chế dòng tiền chảy ra. Nói một cách chính xác, đây là bộ đôi công cụ không thể tách rời với vai trò hỗ trợ, cộng hưởng lẫn nhau trong chiến lược cải thiện dòng tiền của doanh nghiệp.

Điều này quá hiển nhiên, phải không bạn? Nếu có điều gì đó khiến chi phí bị tăng hoặc cản trở việc tăng trưởng doanh thu, hãy giải quyết nó.

Xem xét lại các nhà cung cấp, xem xét và loại bỏ bớt những sản phẩm hoặc dịch vụ không mang lại doanh thu tốt, đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên…

9. Kiểm soát hàng tồn kho

Trên thực tế, tồn kho là tình trạng xảy ra thường xuyên và phổ biến ở nhiều doanh nghiệp thương mại. Thế nhưng, điều đó không đồng nghĩa với việc bạn có thể thờ ơ trước vấn đề này. Nếu hàng tồn “đóng băng” trong nhiều ngày, doanh nghiệp sẽ không thể tiếp nhận thêm sản phẩm mới, dẫn tới giảm sút hiệu quả kinh doanh. Trong khi đó, bạn vẫn phải gồng gánh chi phí mặt bằng kho bãi.

Nhà quản trị nên theo dõi sát sao tình hình tiêu thụ sản phẩm để xác định mặt hàng có nguy cơ tồn kho

Muốn hạn chế tình trạng này, doanh nghiệp cần theo dõi sát sao tình hình tiêu thụ các mặt hàng để điều chỉnh kế hoạch nhập sản phẩm. Bạn có thể nhận ký gửi hàng hóa thay vì trở thành nhà phân phối. Ngoài ra, hãy chủ động xây dựng hệ thống kho dự phòng, quản lý kho bằng phần mềm online, đồng thời, đẩy mạnh tiêu thụ những mặt hàng bán chậm bằng hình thức giảm giá khuyến mãi. Ý tưởng này sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế tình trạng tồn kho dài ngày.

10. Tăng cường các hình thức thanh toán

Bằng cách bổ sung thêm số lượng hình thức thanh toán, doanh nghiệp có thể kéo giãn thời hạn chi trả cho nhà cung cấp trong khi vẫn đảm bảo các điều khoản thương mại đã thỏa thuận trước đó. Do nhu cầu tăng cường lưu trữ tiền mặt, đối tác của bạn thường dễ dàng chấp nhận các hình thức thanh toán chậm. Nhờ thế, tiền sẽ ở lại với doanh nghiệp lâu hơn, nhưng mục đích sử dụng khoản tiền lại bị hạn chế. Thay vì sắm sửa các vật dụng không trực tiếp tạo ra lợi nhuận, bạn buộc phải đầu tư khoản tiền này vào hoạt động kinh doanh.
Đối với nợ tín dụng, doanh nghiệp cần tận dụng thời gian miễn lãi suất kéo dài từ 45 đến 55 ngày tùy theo chính sách của từng ngân hàng. Tuy nhiên, bạn vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền trước ngày đến hạn thanh toán nếu không muốn phát sinh thêm lãi.

11. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để khách hàng trả tiền cho bạn.

Luôn luôn ghi sẵn thông tin tài khoản ngân hàng của công ty bạn trên hoá đơn, cấp tín dụng thanh toán ngay cho khách hàng, hoặc đề nghị thanh toán tự động.

Thiết lập máy POS hoặc thanh toán trực tuyến trên website. Tóm lại là bạn hãy làm sao cho việc khách hàng thanh toán tiền trở nên dễ dàng nhất.

12. Tăng cường thu hồi nợ

Lãnh đạo doanh nghiệp cần quan tâm đến việc quản lý các khoản cho vay

Nhà quản trị cần liên tục rà soát lại những khoản nợ phải thu và tuổi nợ. Trên thực tế, nợ càng lâu sẽ càng khó thu hồi.

Do đó, nhà quản trị nên thiết lập quy trình thanh toán ngay sau khi giao hàng, kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ thông qua báo cáo tài chính hoặc phần mềm kế toán online, đồng thời, có kế hoạch thúc giục, nhắc nợ định kỳ. Các biện pháp này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn rút ngắn thời hạn thu hồi các khoản nợ.

Bản chất của việc quản trị dòng tiền là hiểu rõ công việc kinh doanh của bạn, tiếp cận được kịp thời nguồn vốn hoạt động, áp dụng việc lên kế hoạch và vận hành công ty một cách chủ động.

Việc để doanh nghiệp bị cạn tiền thực sự là không có gì vui vẻ, trái lại hết sức đau đầu đối với chính bạn – người chủ doanh nghiệp, đó là chưa tính đến những chi phí tăng thêm và những khoản phạt tài chính thường phát sinh từ đó.

Trên đây là bài viết chia sẻ về 12 mẹo nhỏ để quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp. Hy vọng đã mang đến kiến thức hữu ích giúp bạn ứng dụng trong thực tế quản trị tài chính trong doanh nghiệp.

Chúc bạn thành công.

COMMENTS

Tên

Bán Hàng,7,bất động sản,3,Chăm Sóc Khách Hàng,9,Chứng Khoán,4,Công Nghệ & Đổi Mới,4,Đầu Tư,6,Đọc Hiểu Báo Cáo Tài Chính,7,Giải Pháp CRM,2,Hóa Đơn,5,Học Kế Toán Máy,2,Kế Toán Quản Trị,8,Kiến Thức,4,Kiến thức quản trị,22,Kỹ Năng Lãnh Đạo,15,Lộ Trình Nghề Nghiệp,2,Lương Thưởng,7,Marketing,14,Nghiệp Vụ,2,Nhập Môn Kế Toán,4,Nổi Bật,3,Quản Lý Công Việc,8,Quản Lý Dòng Tiền,9,Quản Lý Điều Hành,30,Quản Trị Dự Án,3,Quản Trị Mục Tiêu,10,Quy Trình Làm Việc,4,Quy Trình Luân Chuyển Chứng Từ,3,Soát Xét BCTC,8,Start up,1,Tài chính - Kế toán,17,Theo Lĩnh Vực Nghề Nghiệp,5,Thuế,19,Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán,3,
ltr
item
Cộng Đồng CEO Việt: Quản lý dòng tiền với 12 mẹo nhỏ !
Quản lý dòng tiền với 12 mẹo nhỏ !
Với doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp thực sự là yếu tố then chốt cho sự tồn tại của tổ chức.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjWCwwRowIyofwDf7jum2clYrtTls2t1ot-hAh4CmV857LAgHUr-lSkyh-u-gBqI-OzwoCzqfTDo9Jbv5VhFnr6F1BEOEpku_sYaTeA7aQOQS5k8oc69eIw8gCRuuFuDqPbHTNYydJZ-tW3w2HcREA0N44h1VZcLIFEJ0ENrh621s3KKcs3GODjT-Kw/s16000/quan-ly-dong-tien-trong-doanh-nghiep.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjWCwwRowIyofwDf7jum2clYrtTls2t1ot-hAh4CmV857LAgHUr-lSkyh-u-gBqI-OzwoCzqfTDo9Jbv5VhFnr6F1BEOEpku_sYaTeA7aQOQS5k8oc69eIw8gCRuuFuDqPbHTNYydJZ-tW3w2HcREA0N44h1VZcLIFEJ0ENrh621s3KKcs3GODjT-Kw/s72-c/quan-ly-dong-tien-trong-doanh-nghiep.jpg
Cộng Đồng CEO Việt
http://www.congdongceoviet.com/2022/10/quan-ly-dong-tien-voi-12-meo-nho.html
http://www.congdongceoviet.com/
http://www.congdongceoviet.com/
http://www.congdongceoviet.com/2022/10/quan-ly-dong-tien-voi-12-meo-nho.html
true
479757646342505465
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts XEM TẤT CẢ Xem thêm Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content