Hiểu đơn giản, báo cáo tài chính là các thông tin kinh tế được trình bày dưới dạng bảng biểu để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh
1. Báo cáo tài chính là gì?
Hiểu đơn giản, báo cáo tài chính là các thông tin kinh tế được trình bày dưới dạng bảng biểu để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh cũng như luồng tiền của doanh nghiệp.
Nói cách khác, BCTC là phương tiện để trình bày khả năng sinh lời, thực trạng tài chính doanh nghiệp tới các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, Cơ quan thuế, Ngân hàng, Các cơ quan chức năng…
Theo quy định, tất cả các doanh nghiệp trực thuộc các ngành, thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày BCTC năm. Tuy nhiên, các công ty (tổng công ty) có các đơn vị kinh tế trực thuộc, thì bên cạnh việc BCTC năm sẽ phải làm BCTC tổng hợp vào cuối kỳ kế toán.
Ngoài ra, các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước, doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì bên cạnh việc lập BCTC năm, sẽ phải lập thêm BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ.
>> Tham khảo: Khái niệm báo cáo tài chính giữa niên độ.
2. Bộ báo cáo tài chính gồm những gì?
Cần đảm bảo đầy đủ các nội dung trong BCTC.
Theo quy định, bản báo cáo tài chính đầy đủ bao gồm những nội dung sau:
- Các tờ khai quyết toán thuế:
+ Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
+ Tờ khai quyết toán thuế TNCN.
- Bộ báo cáo tài chính:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Bảng cân đối tài khoản
- Ngoài ra còn có phụ lục đi kèm:
+ Thuyết minh báo cáo tài chính
+ Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước
- Nội dung báo cáo tài chính: Trong bản báo cáo tài chính, cần cung cấp những thông tin cụ thể về:
+ Tài sản
+ Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
+ Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh
+ Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh
+ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
+ Tài sản khác có liên quan đến đơn vị
+ Luồng tiền ra vào, luân chuyển như thế nào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Ngoài ra, trong bản Thuyết minh báo cáo tài chính, doanh nghiệp còn phải cung cấp thêm thông tin về: Chế độ kế toán áp dụng, hình thức kế toán, nguyên tắc ghi nhận, phương pháp tính giá, hạch toán hàng tồn kho, phương pháp trích khấu hao tài sản cố định…
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
3. Thời hạn nộp báo cáo tài chính và mức phạt khi nộp chậm
Chú ý nộp báo cáo tài chính đúng hạn.
Nộp BCTC đúng hạn để không bị xử phạt.
Các doanh nghiệp cần nộp báo cáo tài chính đúng hạn, đảm bảo tính chính xác của thông tin để không bị phạt khi nộp chậm, nộp sai. Cụ thể:
3.1. Thời hạn nộp báo cáo tài chính
- Chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
- Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế với các doanh nghiệp chia tách, hợp nhất, sáp nhập… chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia tách, sáp nhập….
3.2. Mức phạt khi nộp chậm, hoặc lập sai báo cáo tài chính
3.2.1. Vi phạm về tài khoản kế toán
Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng với các hành vi dưới đây.
Hạch toán không đúng nội dung
Sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán hoặc mở thêm tài khoản kế toán mà chưa được Bộ Tài chính chấp thuận.
Không thực hiện đúng hệ thống tài khoản kế toán đã được ban hành.
Với 2 trường hợp đầu tiên, mức phạt trên chỉ áp dụng với cá nhân vi phạm. Trường hợp tập thể vi phạm thì sẽ bị phạt tiền gấp đôi.
>> Tham khảo: Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính.
3.2.2. Vi phạm về lập và trình bày BCTC
- Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng với các hành vi:
+ Lập BCTC không đầy đủ hoặc không đúng quy định.
+ BCTC thiếu chữ ký.
+ Trường hợp tập thể vi phạm sẽ bị phạt tiền gấp đôi.
- Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng với các hành vi:
+ Lập không đầy đủ BCTC.
+ Áp dụng mẫu BCTC khác so với quy định chuẩn mực và chế độ kế toán.
- Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng với các hành vi sau:
+ Không lập BCTC theo quy định
+ Lập BCTC không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán.
+ Lập và trình bày BCTC không tuân thủ chế độ và chuẩn mực kế toán.
- Phạt tiền từ 30-40 triệu đồng với các hành vi sau:
+ Giả mạo BCTC, khai man số liệu nhưng chưa đến mức truy cứu hình sự.
+ Thỏa thuận hoặc thực hiện ép buộc người khác giả mạo BCTC, khai man số liệu trên BCTC nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Cố ý hoặc thỏa thuận với người khác nhằm cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu sai sự thật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Ngoài ra, phạt tiền từ 5-10 triệu đồng với các trường hợp sau:
+ Không lập BCTC hoặc lập không đầy đủ nội dung
+ Lập và trình bày BCTC không rõ ràng, nhất quán.
+ Nộp BCTC, báo cáo quyết toán cho Cơ quan nhà nước chậm từ 1-3 tháng.
+ Công khai BCTC không đầy đủ nội dung.
+ Công khai BCTC chậm từ 1-3 tháng
+ Hạch toán không đúng nội dung quy định của tài khoản kế toán.
+ Sửa nội dung, phương pháp hạch toán của tài khoản kế toán mà không được Bộ tài chính chấp thuận.
- Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng với các hành vi:
+ Không áp dụng đúng hệ thống tài khoản cho lĩnh vực của đơn vị.
+ Không thực hiện đúng hệ thống tài khoản đã được chấp thuận.
- Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng với các hành vi:
+ Nộp BCTC chậm quá 3 tháng.
+ Lập BCTC không chính xác.
+ Giả mạo BCTC, khai man số liệu.
+ Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo BCTC.
+ Cố ý thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin sai sự thật
+ Công khai BCTC chậm quá 3 tháng.
+ Sai thông tin, số liệu trên BCTC.
+ Nộp BCTC không đính kèm báo cáo kiểm toán khi cần thiết.
Trên đây là một số thông tin về báo cáo tài chính mà kế toán cần nắm rõ. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ về báo cáo tài chính, biết được báo cáo tài chính gồm những gì, thời hạn nộp báo cáo tài chính ra sao.
COMMENTS