Hộ kinh doanh là mô hình kinh doanh phổ biến ở nước ta nhưng đây lại không phải một loại hình doanh nghiệp như nhiều người vẫn lầm tưởng
Hãy cùng tìm hiểu về hộ kinh doanh và các loại thuế hộ kinh doanh cần nộp theo các quy định mới nhất của Bộ Tài chính trong bài viết sau đây.
1. Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì hộ kinh doanh là đơn vị kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên trong hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm đối với hoạt động của hộ bằng toàn bộ tài sản của mình.
Đồng thời, cũng theo quy định tại Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì chủ hộ kinh doanh là một trong các đối tượng sau:
- Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh;
- Người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
2. Các loại thuế hộ kinh doanh cần nộp
Căn cứ theo quy định của luật quản lý thuế thì hộ kinh doanh cá thể phải nộp một số loại thuế, phí như sau:
- Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh; (mức phí hiện nay là 50,000đ)
- Lệ phí môn bài;
- Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT);
- Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN);
- Một số loại phí, lệ phí khác như thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.
Hộ cá nhân kinh doanh sẽ phải nộp đầy đủ các loại thuế theo đúng quy định của pháp luật.
3. Mức nộp thuế môn bài cho hộ, cá nhân kinh doanh
Mức thu lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh cá thể được tính dựa theo doanh thu bình quân hàng năm. Bậc thuế môn bài cụ thể như sau:
Lưu ý:
Đối với hộ kinh doanh cá thể thì doanh thu được sử dụng làm căn cứ xác định mức lệ phí môn bài phải nộp là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân năm trước liền kề của hoạt động sản xuất, kinh doanh (không bao gồm hoạt động cho thuê tài sản) của các địa điểm kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC
Đối với những hộ kinh doanh đã giải thể, tạm ngừng sản xuất, kinh doanh sau đó ra kinh doanh trở lại thì doanh thu năm trước liền kề sẽ không xác định được nêm doanh thu làm cơ sở xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu của năm tính thuế của cơ sở sản xuất, kinh doanh cùng quy mô, địa bàn, ngành nghề.
Đối với hộ kinh doanh cá thể hoạt động cho thuê tài sản thì doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của các hợp đồng cho thuê tài sản của năm tính thuế. Các trường hợp: cá nhân phát sinh nhiều hợp đồng, phát sinh cho thuê tại nhiều địa điểm, cho thuê kéo dài nhiều năm, mức lệ phí được quy định rõ tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC
4. Cách tính thuế GTGT, thuế TNCN dành cho hộ kinh doanh cá thể
4.1. Trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai
Căn cứ theo khoản 5 Điều 51 Luật Quản lý thuế số 38; khoản 1, Điều 8, Luật Quản lý thuế số 38 và Điều 5 Thông tư 40/2021/TT-BTC, hộ cá nhân kinh doanh thuộc nhóm quy mô lớn thì bắt buộc phải nộp thuế GTGT, thuế TNCN theo phương pháp kê khai
Nghĩa là việc khai thuế, tính thuế được tính theo tỷ lệ trên doanh thu thực tế phát sinh theo kỳ (tháng hoặc quý)
4.2 Trường hợp nộp thuế khoán
Thuế khoán là gì?
Khái niệm: Thuế khoán là mức thuế cố định hàng tháng/quý hộ kinh doanh cá thể phải nộp dựa trên một mức tỷ lệ trên mức doanh thu do cơ quan Thuế quy định.
Hiện nay, hộ cá nhân kinh doanh phải nộp thuế khoán với hai sắc thuế là: Thuế GTGT và thuế TNCN.
Đặc điểm: Hộ, cá nhân kinh doanh không phải tính mức thuế khoán của mình. Cơ quan Thuế sẽ tính và chỉ định mức thuế khoán cần nộp và thông báo cho hộ cá nhân kinh doanh. Thời hạn kê khai thuế của hộ, cá nhân kinh doanh theo phương pháp khoán ghi trên thông báo nộp tiền của cơ quan thuế.
Đối tượng áp dụng: Hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và không thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh.
Cách tính thuế khoán cho hộ kinh doanh cá thể
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 40/2021/TT-BTC hộ kinh doanh cá thể phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Công thức tính như sau:
- Các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền;
- Các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN);
- Doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Bao gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng chi tiết đối với từng lĩnh vực, ngành nghề theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.
Trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu tính thuế
4.3. Trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh
Căn cứ pháp lý: Thông tư 40/2021/TT-BTC
Đối tượng áp dụng: Hộ, cá nhân kinh doanh cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định
- Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh bao gồm:
- Cá nhân kinh doanh lưu động;
- Cá nhân là chủ thầu xây dựng tư nhân;
- Cá nhân chuyển nhượng tên miền internet quốc gia Việt Nam “.vn”;
- Cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số nếu không lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.
Về phương pháp nộp thuế theo từng lần phát sinh: Hộ, cá nhân kinh doanh chọn phương pháp này sẽ khai thuế, tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu thực tế theo từng lần phát sinh; cách tính như phương pháp khoán được giới thiệu trong mục 4.2
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:
Chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
Lưu ý: Hộ, cá nhân kinh doanh không bắt buộc phải thực hiện chế độ kế toán, nhưng phải thực hiện việc lưu trữ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và xuất trình kèm theo hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh.
COMMENTS