Trao quyền cho nhân viên trong công việc nghĩa là người quản lý, lãnh đạo cho phép nhân viên được quyền tự ra quyết định và hành động
Các nhà lãnh đạo thành công trên thế giới thường được biết đến với nhiều cách trao quyền cho nhân viên vô cùng hiệu quả. Việc phân quyền hợp lý cho phép bạn có thêm thời gian và năng lượng để nghiên cứu thị trường, tìm ra những cơ hội kinh doanh mới. Chính vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm các phương pháp này, đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích dưới đây!
I. Trao quyền cho nhân viên là gì?
Các nghiên cứu hàng đầu hiện nay đã khẳng định công tác ủy quyền sẽ góp phần làm giảm áp lực cho nhà quản lý. Đồng thời, nó đem lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Vậy trao quyền cho nhân viên là gì?
Trao quyền trong công việc nghĩa là người quản lý, lãnh đạo cho phép nhân viên được quyền tự ra quyết định và hành động. Họ sẽ không cần phải báo cáo và xin ý kiến liên tục trong một số công việc nhất định.
II. Vai trò của việc trao quyền cho nhân viên
Trao quyền cho nhân viên giúp nhà quản trị tác động tích cực đến đội ngũ cấp dưới qua nhiều khía cạnh khác nhau:
1. Giúp nhân viên cảm thấy được coi trọng
Ngày nay, đội ngũ lao động trẻ thường có nhiều sự quan tâm hơn khi tìm kiếm, ứng tuyển và quyết định gắn bó với một công ty. Bên cạnh mức lương hay đãi ngộ, phong cách quản lý công việc của người quản lý cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Vì vậy, khi được trao quyền chủ động, nhân viên của bạn sẽ cảm thấy có động lực và trách nhiệm hơn. Điều này cũng làm tăng mức độ hài lòng cũng như giảm thiểu tỷ lệ nhân sự nghỉ việc giữa chừng.
2. Chia sẻ các thông tin hữu ích cho công việc
Trong quá trình làm việc, trao quyền cho nhân viên yêu cầu người đứng đầu phải cung cấp thông tin, tạo điều kiện để mọi thành viên hoàn thành nhiệm vụ. Nhờ đó, các thông tin nội bộ được chia sẻ nhanh chóng giúp đội ngũ nhân sự đẩy nhanh hiệu suất công việc.
3. Truyền cảm hứng trong tập thể
Nếu nhân viên chỉ hoàn thành nhiệm vụ theo chỉ thị bắt buộc, họ sẽ dần đánh mất khả năng sáng tạo và tinh thần nhiệt huyết. Những cảm xúc tiêu cực như vậy có tác động xấu đến môi trường làm việc chung.
Bởi vậy, nhà lãnh đạo tài giỏi phải biết khơi dậy cảm hứng, tạo động lực cho đội ngũ dưới quyền. Đồng thời, bạn nên khuyến khích họ đưa ra ý kiến, đóng góp các góc nhìn mới để cùng cải tiến chất lượng làm việc.
III. Ưu điểm khi trao quyền
1. Giảm áp lực cho nhà quản lý
Người quản lý nắm giữ vị trí liên kết trung gian giữa ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên, đảm bảo mọi quy trình luôn vận hành trơn tru và hiệu quả. Do đó, bạn thường phải chịu nhiều tầng áp lực và dễ rơi vào tình trạng công việc quá tải.
Lúc này, trao quyền cho nhân viên giúp người quản lý chia bớt khối lượng công việc và tiết kiệm nhiều thời gian, công sức hơn. Bạn chỉ cần theo dõi báo cáo tiến độ sẽ nắm được bức tranh toàn cảnh về những công việc đang thực hiện. Từ đó, doanh nghiệp cũng có cơ sở đánh giá nhân viên chính xác, công tâm để khen thưởng, phê bình kịp thời.
2. Nâng cao năng lực của nhân viên
Đối với nhân viên, nhận thêm trách nhiệm nghĩa là có thêm cơ hội thử thách bản thân. Với những phần việc còn thiếu sót, họ sẽ nhanh chóng rút ra bài học kinh nghiệm từ thực tế và tiến bộ tốt hơn trong tương lai.
Qua hình thức ủy quyền này, ban lãnh đạo cũng dễ dàng tìm ra những ứng viên tiềm năng cho các vị trí quản lý, trưởng nhóm… Thay vì phải tốn nhiều ngân sách tìm kiếm bên ngoài, giờ đây doanh nghiệp có thể tự xây dựng một đội ngũ tài năng và thấu hiểu văn hóa công ty sâu sắc.
IV. Các lỗi sai thường gặp khi trao quyền của nhà quản lý
1. Quản lý quá chi tiết
Một thực tế khó tránh khỏi của người đứng đầu khi trao quyền cho nhân viên là quản lý vi mô theo mức độ từng đầu việc nhỏ. Nguyên nhân của tình trạng này đến từ phía nhà quản lý vì chưa có đủ sự tin tưởng vào cấp dưới.
Tuy nhiên, cách làm này không thể thúc đẩy nhân viên. Thậm chí, nó còn khiến họ căng thẳng, giảm năng suất vì thiếu không gian sáng tạo, không thể phát huy thế mạnh của bản thân.
Chính vì vậy, nhà quản lý chỉ nên là người định hướng, dẫn dắt hoặc đưa ra lời khuyên khi cần thiết. Bạn nên tạo điều kiện trong các khuôn khổ nhất định để giúp cho đội ngũ của mình đạt được mục tiêu đề ra.
2. Không giám sát hiệu quả công việc
Trái ngược với hình thức trên, một số nhà quản lý lại mắc lỗi sai khi thiếu sự sát sao trong công tác đánh giá kết quả hoạt động của nhân viên. Sau khi nhân viên hoàn thành nhiệm vụ, bạn cần phải kiểm tra, theo dõi chỉ số để xác định chất lượng cuối cùng của họ. Nếu lơ là ở giai đoạn này, bạn sẽ không biết được có những thiếu sót hay sai lầm nào còn tồn đọng.
3. Đổ lỗi cho nhân viên thực hiện
Như đã đề cập ở trên, nhân viên là người chịu trách nhiệm thực hiện các công việc cụ thể. Thế nhưng, người quản lý trao quyền cho nhân viên sẽ phải giám sát, phê duyệt kết quả.
Vì thế, việc đổ lỗi cho cấp dưới được xem là điều tối kỵ bất kỳ nhà quản lý nào cũng cần phải tránh.
V. Top 7 phương pháp trao quyền cho nhân viên bạn cần biết
1. Xác định mục đích trao quyền
Người quản lý và nhân viên cần có sự thống nhất về mục đích của trao quyền. Ý nghĩa của việc này là tạo cơ hội cho nhân viên đóng góp ý kiến, tự mình triển khai một số công việc quan trọng.
Từ đó, nhân viên có điều kiện phát triển, người quản lý có thêm sức mạnh để đưa doanh nghiệp bứt phá hơn nữa.
2. Giới hạn phạm vi trao quyền
Để quản lý hiệu quả, bạn cần đưa ra phạm vi cho quyền hạn của nhân viên. Sự phân chia rõ ràng vừa giúp các thành viên triển khai công việc thuận lợi, vừa giúp lãnh đạo kiểm soát đầy đủ thông tin.
Ví dụ, ban lãnh đạo sẽ trao quyền cho Trưởng phòng kinh doanh tự quyết định phần trăm khuyến mãi của các đơn hàng. Điều này cho phép bộ phận kinh doanh chủ động thu hút khách hàng và tăng tỷ lệ chốt đơn. Tuy nhiên, với những đơn hàng giá trị cao và khách hàng mong muốn có thêm ưu đãi, Trưởng phòng kinh doanh vẫn phải xin chỉ thị từ cấp trên.
3. Không quản lý vi mô
Doanh nghiệp muốn trao quyền cho nhân viên hiệu quả thì cần thay đổi phong cách quản lý chi tiết. Khi nhân viên vẫn phụ thuộc vào nhiều quy tắc khắt khe, họ sẽ không thể tạo ra thành quả khác biệt.
4. Lắng nghe và khuyến khích ý tưởng mới
Trên cương vị là người quản lý, bạn nên tạo ra một môi trường trao đổi cởi mở, sẵn sàng lắng nghe nhân viên. Với các quy trình làm việc chung, ban lãnh đạo cũng cần truyền thông, lấy ý kiến tập thể.
Bởi lẽ, đội ngũ nhân viên là những người trực tiếp làm việc, tiếp xúc với đối tác, khách hàng… Những góp ý của họ sẽ mang tính khách quan, thực tế nhất.
5. Phản hồi tích cực để tìm ra phương án tối ưu
Sau khi ghi nhận những ý kiến của nhân viên, bạn cần nghiên cứu và cùng nhân viên tìm tìm ra hướng đi phù hợp. Những phản hồi mang tính xây dựng sẽ giúp cấp dưới được trao quyền có thêm sự tự tin cũng như nắm chắc các bước thực hiện tiếp theo.
Đồng thời, cách đưa ra phản hồi cũng cần được sử dụng khéo léo. Người quản lý không nên phản hồi một cách mơ hồ hay áp đặt, bạn hãy đưa ra định hướng giải quyết cho nhân viên tự tìm cách triển khai.
Với những khuyết điểm, bạn có thể yêu cầu nhân viên đề xuất giải pháp. Nó sẽ kích thích khả năng suy nghĩ độc lập và xử lý vấn đề của họ.
6. Cung cấp các tài nguyên cần thiết
Thực tế, quá trình trao quyền cho nhân viên có thể gây khó khăn cho tất cả các thành viên. Bởi lẽ, người quản lý phải tích lũy thêm kỹ năng lãnh đạo, nhân viên phải thay đổi cách thức làm việc chủ động, tích cực hơn.
Vì thế, để làm tốt công tác này doanh nghiệp nên cung cấp các tài nguyên cần thiết và mục tiêu công việc cần đạt được. Khi có đủ thông tin và công cụ thực hiện, nhân viên sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu.
7. Luôn tạo động lực cho nhân viên
Theo tháp nhu cầu Maslow, mỗi người đều có mong muốn tự thể hiện bản thân. Trong môi trường công sở cũng vậy. Nhiệm vụ của nhà quản lý là tạo ra cảm giác được quý trọng, được tin tưởng để nhân viên có thêm động lực cố gắng.
Kết hợp với những quyền hạn được trao, họ sẽ sẵn sàng cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phát triển. Một số phương pháp tạo động lực phổ biến bạn có thể ứng dụng là ghi nhận công sức của nhân viên, tích cực đóng góp cho dự án của họ…
VI. Kết luận
Trao quyền cho nhân viên không phải là một khái niệm mới đối với các nhà lãnh đạo, quản lý. Việc trao quyền hợp lý sẽ đem lại những lợi ích to lớn, thúc đẩy sự phát triển của đội ngũ nhân viên.
Vì thế, hy vọng qua bài viết trên bạn đã có thêm những nhận thức mới về những lỗi cần tránh và các phương pháp trao quyền hiệu quả. Chúc bạn ứng dụng thành công !
COMMENTS