Mẫu dự án khởi nghiệp chi tiết cho Startup !

Mẫu dự án khởi nghiệp để minh họa ý tưởng một cách ngắn gọn. Bằng cách phân tách các yếu tố liên quan như sản phẩm, đối thủ, hình thức phân phối

Hầu hết các công ty khởi nghiệp đều gặp khó khăn trong việc kêu gọi vốn đầu tư và tìm kiếm đối tác kinh doanh. Để giải quyết vấn đề trên, bạn cần chứng minh tiềm năng phát triển của công ty qua một mẫu dự án khởi nghiệp chi tiết. 

Vậy mẫu dự án này bao gồm những yếu tố nào? Các bước lập kế hoạch ra sao? Hãy cùng Kiến Thức Quản Trị tìm hiểu và hoàn thành một bản dự án khởi nghiệp hấp dẫn ngay dưới đây! 

Kế Hoạch Startup

I. Mẫu dự án khởi nghiệp chi tiết nhất 

Trong thực tế, các công ty Startup thường bỏ qua việc hoạch định dự án kinh doanh trước khi bắt đầu triển khai công việc. Đây là sai lầm cơ bản khiến họ đi chệch hướng và thất bại. 

Mẫu dự án startup

Bởi lẽ, mẫu dự án khởi nghiệp là hình thức hữu hiệu nhất để minh họa các ý tưởng một cách ngắn gọn, rõ ràng. Bằng cách phân tách những yếu tố liên quan như sản phẩm, đối thủ, hình thức phân phối…, các nhà đầu tư sẽ có cơ sở đánh giá tiềm năng và mức độ khả thi của doanh nghiệp. 

Đồng thời, những người sáng lập cũng có cái nhìn toàn cảnh hơn về thị trường mà mình chuẩn bị gia nhập. Như vậy, bạn cần lên kế hoạch khởi nghiệp kinh doanh với các hạng mục sau: 

1. Bản tóm tắt chung về dự án 

Trước khi trình bày chi tiết từng hạng mục của mẫu dự án khởi nghiệp, bạn nên giới thiệu các thông tin quan trọng qua một bảng tóm tắt tổng quan.  

Cách làm này cho phép người đối diện nắm bắt được mục tiêu chung dựa trên danh sách hạng mục sắp trình bày. Từ đó, họ sẵn sàng tâm thế lắng nghe tập trung, hiệu quả hơn. 

Cụ thể, bạn nên tóm tắt từ một đến hai trang bao gồm các thông tin như:

  • Ý tưởng/cảm hứng để bắt đầu kinh doanh
  • Tên sản phẩm/dịch vụ 
  • Mục tiêu của dự án khởi nghiệp 
  • Một số đối thủ tiêu biểu
  • Dự toán vốn cần có

2. Giới thiệu công ty

Để dự án khởi nghiệp của bạn tăng thêm sự uy tín thì phần giới thiệu về bộ máy, tham vọng kinh doanh là yếu tố bắt buộc. 

Bất kỳ ai cũng mong muốn hợp tác với những cá nhân có kinh nghiệm, hiểu biết sâu rộng về ngành hàng. Vì vậy, bạn phải giới thiệu những thành viên tham gia theo trình độ, thành tích cá nhân và làm rõ các yếu tố về tầm nhìn, mục tiêu ngắn hạn – dài hạn của đội ngũ. 

Đặc biệt, trong mẫu dự án khởi nghiệp bạn nên gây ấn tượng với người nghe bằng bộ nhận diện thương hiệu riêng biệt. Nhiều nhà khởi nghiệp không coi trọng việc thiết kế nhận diện ngay từ bước đầu. Họ thường chờ đợi doanh nghiệp mở rộng quy mô và có thêm doanh thu mới đầu tư thay đổi. 

Thế nhưng, hình ảnh thương hiệu cụ thể, bắt mắt sẽ dễ dàng được mọi người ghi nhớ lâu hơn. Đồng thời, nó thể hiện sự chuyên nghiệp trong phong cách kinh doanh của bạn. 

3. Mô tả chi tiết sản phẩm/dịch vụ

Ngày nay, tất cả các ngành hàng đều chứng kiến sự bùng nổ của số lượng lớn công ty, dự án Startup. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức và yêu cầu của khách hàng cũng trở nên khắt khe hơn. Chỉ những nhà cung cấp tạo ra tính năng độc đáo, lợi ích thiết thực mới chinh phục được người tiêu dùng. 

Do đó, bạn cần nghiên cứu sâu sắc để quyết định các yếu tố sau:

Lợi thế của sản phẩm/dịch vụ: Bạn cần trả lời các câu hỏi như sản phẩm/dịch vụ này giải quyết khó khăn nào? Nó có những điểm nào vượt trội hơn đối thủ? 

Quá trình sản xuất, cung ứng sản phẩm/dịch vụ: Để biến ý tưởng khởi nghiệp thành thực tế, doanh nghiệp nào cũng trải qua thời gian dài tìm cách sản xuất, chọn nhà cung cấp hoặc nguồn hàng uy tín… Thêm vào đó, việc xây dựng tiến trình cung ứng sản phẩm, kênh bán hàng cho người mua cũng là thông tin không thể thiếu. 

Giá thành bán ra: Với những đặc điểm trên, bạn định giá sản phẩm/dịch vụ của mình như thế nào? Trên thực tế, những vấn đề liên quan đến chi phí thường được các nhà đầu tư xem xét kỹ lưỡng nhất. Mức giá cuối cùng vừa phải phù hợp với chất lượng sản phẩm, phân khúc khách hàng mục tiêu, vừa phải đem lại lợi nhuận tốt. 

4. Trình bày kế hoạch sản xuất, cung ứng

Mẫu kế hoạch triển khai công việc cho khâu sản xuất, cung cấp sản phẩm thường được chia theo hai trường hợp. 

Kế hoạch sản xuất

Nếu bạn trực tiếp sản xuất các sản phẩm thì thông tin cần có bao gồm:

  • Phương thức sản xuất, công nghệ ứng dụng
  • Địa điểm nhà máy
  • Quy trình kiểm tra chất lượng trước khi xuất hàng
  • Kiểm kê tồn kho 
  • Quy trình cung ứng, số lượng nhà bán sỉ, bán lẻ hiện có
  • Ngược lại, nếu bạn chỉ là bên cung cấp, bán hàng thì phải lưu ý về:
  • Nguồn hàng uy tín, đa dạng, chất lượng 
  • Đội ngũ nhân sự chăm sóc khách hàng
  • Các kênh bán hàng (online hay offline) 

5. Trình bày kế hoạch tài chính

Đối với các vấn đề tài chính, bạn nên tham khảo thêm từ chuyên gia để hoàn thiện mẫu dự án khởi nghiệp với đầy đủ dự đoán về chi phí khởi nghiệp, dự đoán lỗ, bảng cân đối chi tiêu… Bên cạnh đó, người sáng lập cũng cần thực hiện những phân tích về các tình huống có thể xảy ra để sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhất. 

6. Trình bày kế hoạch truyền thông, Marketing

Kế hoạch Marketing là một phần của mẫu dự án khởi nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm/dịch vụ đến nhiều khách hàng hơn. 

Kế hoạch Marketing

Cách thức Marketing sẽ ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại của các Startup. Vì thế, bạn nên đặt ra các mục tiêu Marketing rõ ràng theo các chỉ số đo lường chính xác. 

Việc này cũng giúp bạn nắm được các bước hành động theo từng giai đoạn cũng như kịp thời điều chỉnh cách thức truyền thông để đem lại hiệu quả cao. 

Trong đó, kế hoạch Marketing sẽ bao gồm: 

  • Bảng nghiên cứu thị trường tổng quan
  • Phân tích theo mô hình SWOT của ý tưởng khởi nghiệp (điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – thách thức)
  • Phân loại khách hàng mục tiêu 
  • Phân tích đối thủ 
  • Đề ra các hình thức tiếp thị chính và phụ 
  • Dự toán ngân sách cho Marketing 
  • Xây dựng các chương trình khuyến mãi  

7. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp 

Việc phân chia cơ cấu tổ chức minh bạch cho phép công ty khởi nghiệp phân chia trách nhiệm, quyền hạn cho từng cá nhân. Nhờ đó, giữa các thành viên có ý thức trách nhiệm và sự hợp tác chặt chẽ hơn khi hoàn thành công việc được giao. 

Ngoài ra, bạn cũng cần chọn mô hình cơ cấu tổ chức phù hợp để có tiền đề phát triển vững chắc trong tương lai.

II. Các bước lập kế hoạch kinh doanh cho Startup khởi nghiệp

1. Xác định tầm nhìn và mục tiêu

Một ý tưởng khởi nghiệp khả thi không chỉ gây ấn tượng bằng những yếu tố mới mẻ, độc đáo mà còn cần tầm nhìn xa. Đó là tầm nhìn về kế hoạch và chiến lược lâu dài cho doanh nghiệp.

Đồng thời, người lãnh đạo cũng phải biết cách đặt mục tiêu thực tế để hiện thực hóa tầm nhìn này. Những định hướng mơ hồ, không thể đo lường hay không có thời hạn sẽ khiến đội ngũ bị mất phương hướng, làm giảm chất lượng công việc. 

Do vậy, Startup nên ứng dụng những nguyên tắc đặt mục tiêu thông minh và ứng dụng mẫu dự án khởi nghiệp hiệu quả. 

2. Thấu hiểu lợi thế của doanh nghiệp

Lợi thế cạnh tranh

Đứng trước sự đa dạng của thị trường, các công ty khởi nghiệp thường gặp nhiều trở ngại vì sự hạn chế của ngân sách, nhân sự hay hệ thống vận hành. 

Tuy nhiên, nếu sở hữu các ưu điểm riêng về nguyên liệu, tính năng sản phẩm hay dịch vụ chăm sóc… bạn vẫn có thể chiến thắng. Những lợi thế này là chìa khóa giúp bạn nổi bật, thu hút người mua và tăng nhanh danh tiếng của thương hiệu. 

3. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh 

Bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh nghĩa là bạn chính thức bước vào thị trường chung với vô vàn đối thủ. Họ là các đơn vị cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp song đều hướng tới giải quyết vấn đề cho cùng một nhóm khách hàng giống bạn. 

Chính vì thế, quá trình nghiên cứu đối thủ là tiền đề cho công ty khởi nghiệp lường trước nguy cơ, lập kế hoạch kinh doanh khác biệt để không bị lép vế trước đối thủ. 

4. Nghiên cứu nhu cầu của thị trường 

Quan hệ cung – cầu đóng vai trò quyết định với những dự án khởi nghiệp. Bởi lẽ, chỉ khi khách hàng có nhu cầu tìm kiếm hay mong muốn sở hữu sản phẩm/dịch vụ thì doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển. Điều này khiến bước phân tích, dự đoán nhu cầu tiêu dùng trở nên quan trọng hàng đầu trong mẫu dự án khởi nghiệp. 

5. Triển khai và cải tiến liên tục 

Cải tiến doanh nghiệp

Dựa vào bản kế hoạch mẫu chi tiết, Startup có thể áp dụng định hướng vào các hành động thực tiễn. Tuy nhiên, quá trình kinh doanh sẽ luôn xuất hiện nhiều cơ hội, thách thức khác nhau. Bởi vậy, người quản lý cần theo dõi, đánh giá hiệu quả liên tục nhằm phát hiện những hạn chế và cải tiến công việc nhanh chóng. 

III. Những lưu ý khi trình bày mẫu dự án khởi nghiệp 

Mẫu dự án khởi nghiệp cần được trình bày ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung để đem đến góc nhìn đa chiều về tính khả thi và tiềm năng phát triển. Vì lẽ đó, bạn cần tránh một số lỗi sai dưới đây để không mất điểm trước nhà đầu tư và đối tác: 

  • Mẫu kế hoạch triển khai công việc quá sơ sài, không có số liệu khách quan
  • Doanh nghiệp chưa hoàn thiện được sản phẩm/dịch vụ mẫu khiến bản kế hoạch không đủ thuyết phục
  • Người sáng lập còn thiếu kiến thức về ngành hàng, thị trường và các đối thủ cạnh tranh
  • Bảng báo cáo và dự toán tài chính của Startup chưa rõ ràng theo từng giai đoạn hoặc thiếu kế hoạch dự phòng

IV. Kết luận 

Trên đây là những thông tin tổng hợp về hình thức, cách xây dựng mẫu dự án khởi nghiệp. Có thể thấy, một bản kế hoạch chỉnh chu sẽ giúp bạn chia sẻ ý tưởng, chứng minh khả năng thực hiện, kêu gọi đầu tư thành công và mở ra nhiều cơ hội mới. 

Dù bạn vẫn đang nuôi dưỡng ước mơ thành lập doanh nghiệp riêng hay đã điều hành, quản lý một đội ngũ, những kiến thức này đều vô cùng hữu ích. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết mới nhất tại Kiến Thức Quản Trị để không ngừng nâng cao kỹ năng quản lý, quản trị doanh nghiệp trong tương lai! 


COMMENTS

Tên

Bán Hàng,7,bất động sản,3,Chăm Sóc Khách Hàng,9,Chứng Khoán,4,Công Nghệ & Đổi Mới,4,Đầu Tư,6,Đọc Hiểu Báo Cáo Tài Chính,7,Giải Pháp CRM,2,Hóa Đơn,5,Học Kế Toán Máy,2,Kế Toán Quản Trị,8,Kiến Thức,4,Kiến thức quản trị,22,Kỹ Năng Lãnh Đạo,15,Lộ Trình Nghề Nghiệp,2,Lương Thưởng,7,Marketing,14,Nghiệp Vụ,2,Nhập Môn Kế Toán,4,Nổi Bật,3,Quản Lý Công Việc,8,Quản Lý Dòng Tiền,9,Quản Lý Điều Hành,30,Quản Trị Dự Án,3,Quản Trị Mục Tiêu,10,Quy Trình Làm Việc,4,Quy Trình Luân Chuyển Chứng Từ,3,Soát Xét BCTC,8,Start up,1,Tài chính - Kế toán,17,Theo Lĩnh Vực Nghề Nghiệp,5,Thuế,19,Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán,3,
ltr
item
Cộng Đồng CEO Việt: Mẫu dự án khởi nghiệp chi tiết cho Startup !
Mẫu dự án khởi nghiệp chi tiết cho Startup !
Mẫu dự án khởi nghiệp để minh họa ý tưởng một cách ngắn gọn. Bằng cách phân tách các yếu tố liên quan như sản phẩm, đối thủ, hình thức phân phối
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiPqLNuatjGnVqAP5WtiloE1DRB1pO0Ik3o6legTXTyVmXPAaJ3yAdHIbjKI68LTUgVE--EBwr6aoKhu6NXFrqrOehvN9P8_vmiqDqcnL1T0xsb1X7TDVMuID3SiC8GE_VtteCsYH9hR2ZsOB3DpK20ffDaF96tlKuTN0KyFr_YWrsw1DGMbYHpAKjB/s16000/ke-hoach-startup-2.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiPqLNuatjGnVqAP5WtiloE1DRB1pO0Ik3o6legTXTyVmXPAaJ3yAdHIbjKI68LTUgVE--EBwr6aoKhu6NXFrqrOehvN9P8_vmiqDqcnL1T0xsb1X7TDVMuID3SiC8GE_VtteCsYH9hR2ZsOB3DpK20ffDaF96tlKuTN0KyFr_YWrsw1DGMbYHpAKjB/s72-c/ke-hoach-startup-2.jpg
Cộng Đồng CEO Việt
http://www.congdongceoviet.com/2022/09/mau-du-khoi-nghiep-chi-tiet-cho-startup.html
http://www.congdongceoviet.com/
http://www.congdongceoviet.com/
http://www.congdongceoviet.com/2022/09/mau-du-khoi-nghiep-chi-tiet-cho-startup.html
true
479757646342505465
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts XEM TẤT CẢ Xem thêm Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content