Content plan là kế hoạch trong đó doanh nghiệp sử dụng các loại hình thức nội dung như văn bản, âm thanh, hoặc hình ảnh để đạt được các mục tiêu
Content plan (kế hoạch nội dung) đóng vai trò quan trọng trong cách thức thương hiệu tiếp cận với khách hàng tiềm năng vì nó quyết định hình thức tồn tại của nội dung, kênh phân phối,… và cả quy trình sản xuất nội dung.
Để có một Content vừa truyền đạt được thông điệp khách hàng muốn tiêu thụ vừa truyền tải được thông điệp của thương hiệu, đòi hỏi người lập kế hoạch phải đảm bảo được tính nhất quán và logic cho cả plan content.
1. Content Plan là gì?
Content plan là kế hoạch trong đó doanh nghiệp sử dụng các loại hình thức nội dung như văn bản, âm thanh, hoặc hình ảnh để đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình. Một plan content thành công sẽ thu hút khán giả mục tiêu ở mọi giai đoạn và giữ họ tương tác ngay cả sau khi mua hàng.
Khi doanh nghiệp xây dựng kế hoạch content sát với hành trình của khách hàng và đưa ra được những mục tiêu đo lường cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp phát triển được nhiều ý tưởng nội dung độc đáo, mang tính cách riêng của thương hiệu và phù hợp với tệp khách hàng tiềm năng.
Đồng thời, khi doanh nghiệp sở hữu một content plan hiệu quả sẽ tối ưu được quy trình sản xuất nội dung trong từng giai đoạn sản xuất, phân phối cho đến đo lường, từ đó giúp gia tăng được hiệu suất làm việc của đội nhóm.
Content strategy giúp định hướng các hoạt động cần thực thi
Content plan xác định cách thức thực thi các hoạt động đó như thế nào.
2. Hướng dẫn xây dựng Content Plan
Để xây dựng được một content plan chuẩn chỉnh đòi hỏi người lập kế hoạch phải am hiểu rõ mục tiêu của thương hiệu cũng như nguồn lực của doanh nghiệp. Dưới đây là các bước xây dựng content plan chi tiết mà doanh nghiệp có thể tham khảo để tối ưu hóa hiệu quả cho kế hoạch nội dung của mình:
2.1 Xác định mục tiêu
Mục tiêu cho content plan cần gắn liền với phễu nội dung tofu, mofu và bofu – tập trung vào 3 giai đoạn chính trong hành trình khách hàng đi từ nhận thức, tìm hiểu cho đến mua hàng.
Tương ứng với mỗi giai đoạn, doanh nghiệp sẽ thiết lập mục tiêu cho từng loại nội dung trong phễu. Lưu ý, mục tiêu nên tuân theo nguyên tắc SMART để đảm bảo tính tính thực thi của kế hoạch, cụ thể:
Tương ứng với giai đoạn nhận thức là nội dung tofu – đầu phễu, giai đoạn mà khách hàng tiềm năng nhận ra vấn đề, nhu cầu hoặc thậm chí mơ hồ, chưa nhận ra. Vì vậy, mục tiêu lúc này là sẽ tập trung vào việc tiếp cận khách hàng bằng những nội dung liên quan đến vấn đề, nhu cầu của khách hàng.
Ví dụ mục tiêu đo lường: Tiếp cận được 5,000 khách hàng tiềm năng trên các phương tiện truyền thông trong 1 tháng. Với mục tiêu này, doanh nghiệp sẽ tạo nhận thức cho khách hàng về nhu cầu, vấn đề của họ thông qua những nội dung của thương hiệu truyền tải.
Tương ứng với giai đoạn tìm hiểu của khách hàng là những nội dung bofu – giữa phễu, đây là giai đoạn khách hàng tiềm năng dành nhiều thời gian để tìm hiểu và đánh giá các giải pháp của các thương hiệu thông qua các nội dung mà doanh nghiệp cung cấp.
Mục tiêu đo lường trong giai đoạn này sẽ tập trung vào độ nhận diện thương hiệu để đo lường được khách hàng có biết đến và ghi nhớ thương hiệu không, đặc biệt là sự khác biệt của nhãn hàng.
Ví dụ mục tiêu đo lường: 30% trong tổng khách hàng tiềm năng tiếp cận được với nội dung thương hiệu nhận biết được giải pháp/dịch vụ của thương hiệu. Mục tiêu này như thước đo nhằm để thương hiệu biết được các thông điệp về sản phẩm/dịch vụ mà nhãn hàng phân phối có “‘chạm” đến khách hàng và khiến họ nhớ đến thương hiệu không.
Tương ứng với giai đoạn mua hàng là nội dung bofu – cuối phễu, khách hàng tiềm năng ở giai đoạn này thường chỉ cần cú huých cuối cùng thông qua lời kêu gọi hành động thật hấp dẫn để khiến họ đưa ra quyết định mua hàng. Vì thế mục tiêu trong giai đoạn này sẽ tập trung vào lượt chuyển đổi.
Ví dụ mục tiêu đo lường: Đạt 1000 đơn hàng từ sản phẩm A trong 1 tháng. Lượt chuyển đổi tại đây có thể trực tiếp về doanh thu như đơn hàng hoặc lượt đăng ký nhận tư vấn.
2.2 Nghiên cứu target audience (đối tượng mục tiêu)
Bước tiếp theo trong quy trình xây dựng content plan là nghiên cứu hành trình khách hàng để định hướng nội dung triển khai. Hiện nay có rất nhiều mô hình mô phỏng về customer’s journey, nổi bật trong số đó là mô hình AIDA.
Mô hình AIDA bao gồm bốn yếu tố minh họa bốn nhân tố hình thành nên một quy trình chuyển đổi tâm lý của khách hàng từ lúc chưa biết thương hiệu cho đến lúc chốt đơn.
Dựa vào mô hình này, doanh nghiệp có thể định hướng về các loại nội dung truyền thông sát với insight của khách hàng trong từng giai đoạn mua hàng:
Giai đoạn awareness: Doanh nghiệp chủ yếu sản xuất loại nội dung giúp khách hàng trả lời câu hỏi What – Sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu là gì? Và Why – Tại sao khách hàng nên sử dụng sản phẩm/dịch vụ này?
Giai đoạn interest: Giai đoạn khách hàng đang tò mò về sản phẩm/ dịch vụ và họ có xu hướng tìm kiếm thêm thông tin về các giải pháp, lúc này thương hiệu phải giúp khách hàng trả lời câu hỏi How – Sử dụng/Quy trình như thế nào? và When – Khi nào nên sử dụng/trải nghiệm?
Giai đoạn desire: Thương hiệu tập trung sản xuất và phân phối các loại nội dung khai thác các khía cạnh về Where – Mua sản phẩm/ dịch vụ tại đâu? và Why – Tại sao khách hàng nên mua sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu mình?
Giai đoạn action: Trong giai đoạn hành động, doanh nghiệp cần tạo động lực để khách hàng chốt đơn thông qua các chương trình khuyến mãi, giảm giá, tặng sản phẩm dùng thử, các bản demo miễn phí,….
Ví dụ về sản phẩm ngũ cốc:
COMMENTS